Sau khi cây cà phê ra hoa và đậu quả, giai đoạn nuôi quả trong mùa mưa bắt đầu. Thường vào tháng 6 và 7, hiện tượng rụng trái non trên cây cà phê là phổ biến. Trái non của cây cà phê bị rụng xuống đất, gây mất mát lớn về năng suất và chất lượng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ rụng trái cà phê có thể dao động từ 30 đến 40%. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu tình trạng rụng trái non trong mùa mưa sẽ đóng góp vào việc tăng cường năng suất và thu nhập cho bà con nông dân.
Hiểu được các khó khăn trong quá trình canh tác cây cà phê của bà con nông dân khi bị rụng trái non. Vì vậy hãy cùng 2Phong tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục thông qua bài viết sau đây.
THỰC TRẠNG CÀ PHÊ BỊ RỤNG TRÁI NON
Mùa mưa là giai đoạn quan trọng khi cây cà phê nhận được lượng nước dồi dào, thúc đẩy sự phát triển của cành, chồi và quả cà phê. Tuy nhiên, trong thời kỳ này cũng xảy ra hiện tượng là cà phê rụng trái non. Điều này có thể do các nguyên nhân sinh lý, bệnh lý, hoặc do tác động vật lý từ mọi trường. Đối mặt với tình trạng này, việc hiểu đúng nguyên nhân và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp là quan trọng nhằm ngăn chặn vụ mùa thất thu và duy trì sản lượng thu hoạch.
Cà phê rụng trái non là hiện tượng thường gặp khi canh tác cà phê
NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN GÂY CÀ PHÊ BỊ RỤNG TRÁI NON
Do môi trường tự nhiên
Cây cà phê có đặc điểm hoa mọc theo chùm. Khi được chăm sóc tốt trong mùa khô, mỗi chùm có thể phân hóa rất nhiều hoa và đậu quả. Tuy nhiên, khi bước vào mùa mưa và cây nhận được lượng nước dồi dào, quá trình phát triển mạnh mẽ của quả có thể dẫn đến tình trạng chen chúc trong chùm. Điều này buộc các trái nhỏ hơn phải rụng bớt để giữ cho các quả lớn có đủ không gian phát triển. Để giảm thiểu hiện tượng này, bà con nên cung cấp đủ và cân đối lượng dinh dưỡng. Đặc biệt là để cuống hoa (cuống trái) phát triển chắc khỏe từ khi mới đậu quả.
Cà phê bị rụng trái non do điều kiện tự nhiên
Do sinh lý của cây
Cây cà phê bắt đầu ra hoa và đậu trái trong mùa khô. Khi mùa mưa bắt đầu, quá trình tăng trưởng của trái trở nên nhanh chóng. Đặc biệt là vào giữa mùa mưa khi kích thước của trái tăng đột ngột. Trong giai đoạn này, cây cần một lượng lớn dinh dưỡng để nuôi trái. Nếu không có đủ hoặc không cung cấp kịp thời phân bón. Cây sẽ không có đủ dinh dưỡng để nuôi tất cả các trái và một số trái sẽ tự rụng để cây có thể tập trung dinh dưỡng vào những trái còn lại. Điều này là quy luật tự nhiên, giúp cây tự bảo vệ khả năng sinh tồn của mình.
Mùa mưa cũng là thời điểm cây cà phê cần lượng dinh dưỡng lớn để phát triển cành, chồi. Việc không cung cấp đủ và kịp thời chất dinh dưỡng trong giai đoạn này có thể dẫn đến tình trạng rụng trái nhiều và hàng loạt.
Cây cà phê tự rụng trái non –
Cây cà phê tự rụng trái non để đảm bảo dinh dưỡng cho các trái to
Do bệnh lý
Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng rụng trái non trên cây cà phê:
Nấm hại: Trong mùa mưa, độ ẩm không khí tăng cao, là môi trường trở nên lý tưởng cho sự phát triển của các loại nấm gây bệnh. Một số dạng nấm xâm nhập vào cuống của trái, gây thối và dẫn đến rụng trái (đặc biệt là trong giai đoạn trái non). Nấm tấn công cành cây, gây khô cành, làm cho trái rụng. Nấm tác động lên quả, gây ra tình trạng rụng trái,…
Bệnh hại: Thường thấy nhất là rệp sáp chích hút nhựa ở các bộ phận non của cây. Chúng làm giảm lượng dưỡng chất cung cấp cho cây. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cây mà còn tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập và gây tổn thương cho cây. Ngoài ra, mọt đục quả cà phê cũng là một vấn đề khác, thường để lại một lỗ tròn nhỏ gần núm quả hoặc chính giữa núm quả, gây hại cho quả cà phê.
Cà phê bị rụng trái non do nấm bệnh hại
CÁCH KHẮC PHỤC CÀ PHÊ BỊ RỤNG TRÁI NON
Bón phân cho cây
Giai đoạn đậu quả cà phê cần nhu cầu dinh dưỡng cao. Đặc biệt là khi nấm bệnh tấn công mạnh mẽ. Do đó, việc chăm sóc cà phê từ đầu mùa mưa là rất quan trọng để giảm thiểu tối đa hiện tượng rụng quả cà phê. Nhờ vậy, cây cà phê nhanh chóng phục hồi và nuôi dưỡng trái non tốt. Bà con nên chú ý bổ sung phân bón đầy đủ. Hãy tuân thủ nguyên tắc “5 đúng”: Đúng loại phân, đúng liều lượng, đúng tỷ lệ, đúng thời điểm và đúng phương pháp.
Quan trọng nhất là đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cân đối theo nhu cầu giai đoạn nuôi quả non của cây cà phê.
Đối với cây trên 4 năm tuổi, việc sử dụng phân bón thương phẩm cần tuân theo liều lượng được khuyến nghị như sau: Phân urê (400 kg/ha/năm), phân lân, kali clorua (600 kg/ha/năm). Đây là những chỉ số cần được duy trì để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và hỗ trợ sự phát triển của cây cà phê ở giai đoạn này.
Hơn nữa, nên bón bổ sung các chất trung vi lượng một cách hợp lý. Qua đó sẽ giúp cây cà phê hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, tăng tỷ lệ đậu trái và làm cho trái cà phê phát triển to, nhân chắc. Kết quả là nâng cao cả năng suất lẫn chất lượng của sản phẩm.
Bón phân cho cà phê trong giai đoạn đậu trái để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi trái
Tỉa cây che bóng
Đầu mùa mưa, việc rong tỉa cho bộ tán cây che bóng được thực hiện với mục tiêu làm cho tán cây cao hơn tán cà phê. Đồng thời tạo độ thông thoáng và ánh sáng cho vườn cây. Trong quá trình rong tỉa, cần lưu ý không làm gãy cành cà phê và giữ yên cành lá cây che bóng được rong tỉa xuống trong vườn cà phê để lá rụng xuống, làm phân xanh bồi dưỡng cho vườn. Sau đó, có thể chuyển các cành to ra khỏi vườn.
Trong mùa mưa, quá trình rong tỉa nên được thực hiện ít nhất 2 lần. Tùy thuộc vào tốc độ ra lá và sự phát triển của cành cây che bóng. Quá trình này giúp tránh tình trạng cớm và rợp. Đồng thời duy trì sự thông thoáng cho vườn cà phê. Đợt rong tỉa cuối cùng thường được thực hiện trước khi mùa mưa chấm dứt khoảng 1 tháng.
Đánh chồi vượt cho cây
Chồi cây cà phê phát triển nhanh chóng trong mùa mưa. Do đó, việc bẻ chồi vượt cần được thực hiện kịp thời. Chỉ nên giữ lại những chồi có kế hoạch tạo tán bổ sung, và trung bình cứ 1 tháng bẻ chồi vượt một lần.
Khi bẻ chồi vượt, chú ý vặt các cành tăm và cành nhớt. Tại mỗi vị trí đốt cành, chỉ nên giữ lại không quá 3 cành dự trữ mọc lên. Việc vặt các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán giúp tạo điều kiện cho ánh sáng có thể lọt vào bộ tán của cây cà phê.
Các loại sâu bệnh thường hay xuất hiện trong mùa mưa: Rệp vảy xanh, rệp vảy nâu, mọt đục quả, bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, khô quả, tuyến trùng… và sau đây là một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
Chọn giống cây kháng bệnh
Áp dụng giống cây cà phê có khả năng kháng bệnh là một biện pháp hiệu quả. Việc trồng các dòng vô tính như TR4, TR9, TR11, TRS1 không chỉ giúp cây cà phê phát triển mạnh mẽ mà còn có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao. Đặc biệt, có thể sử dụng kỹ thuật ghép giống để thay thế cho những giống cây bị nhiễm bệnh. Từ đó nâng cao chất lượng và hiệu suất của vườn cây.
Biện pháp canh tác vườn cà phê
Cần thực hiện cắt và tiêu hủy những cành, chùm hoa, quả bị sâu bệnh nặng.
Nhổ và tiêu hủy cây cà phê bị tuyến trùng, rệp sáp gây hại rễ.
Thu gom quả khô sau thu hoạch, thu hái kịp thời quả chín sớm giúp kiểm soát mọt đục quả.
Cắt tỉa cành hỗ trợ phòng trừ mọt đục cành và sâu hồng đục thân.
Tăng hiệu quả của thuốc hóa học phòng trừ rệp sáp hại quả.
Rong tỉa cây che bóng và tạo hình cây thoáng đãng giảm sự phát triển của bệnh rỉ sắt và khô cành khô quả.
Tưới nước để hỗ trợ sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Biện pháp sinh học
Bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên có sẵn trên vườn cà phê. Thông qua việc thực hiện các biện pháp canh tác hợp lý, bà con có thể tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh của cây cà phê.
Bảo đảm tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái cây cà phê. Bằng cách trồng xen với một số loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả như: Hồ tiêu, sầu riêng, bơ,… cây đai rừng, cây chắn gió,…
Tránh trồng xen các loại cây như đậu phộng, đậu xanh, làm ký chủ phụ của rệp sáp và tuyến trùng. Đặc biệt là ở các vùng đất đã bị các đối tượng này gây hại.
Hỗ trợ việc sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh.
Biện pháp hoá học
Theo phương pháp Quản lý sâu bệnh học (IPM), việc sử dụng thuốc hóa học phải tuân thủ hai yêu cầu cơ bản là hiệu quả và an toàn.
Chỉ tiến hành việc sử dụng thuốc khi cần thiết.
Thường xuyên thực hiện các hoạt động điều tra và theo dõi tình hình dịch hại trên vườn.
Tránh việc phun thuốc định kỳ mà không cần thiết
Thực hiện việc sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách.
Giải pháp độc quyền từ 2Phong
Vì cây cà phê rất nhạy cảm với môi trường, nên việc chăm sóc và bảo vệ cây đúng cách là rất quan trọng. 2Phong mong rằng bà con có thể áp dụng và thực hiện các biện pháp này để đạt giảm thiểu tình trạng rụng trái non của cây cà phê. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ với 2Phong để được tư vấn thêm